Tranh lụa là một loại hình nghệ thuật phổ biến tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhìn nhận nghệ thuật và kỹ thuật vẽ tranh lụa phần nào vẫn còn mơ hồ,… Do vậy, để minh định cho “Tranh Lụa” chúng tôi xin được làm rõ thêm những nội dung như sau:

  1. Lược sử tranh lụa phương Đông
  2. Sự hình thành tranh lụa Việt Nam hiện đại
  3. Những vấn đề đã và đang xảy ra đối với tranh lụa Việt Nam

Hiện trạng

. Những bức tranh lụa Việt Nam hiện đại tồn tại chưa được 100 năm mà đã bị hư hỏng rất nhiều.

“Cô gái cưỡi bò qua sông”, 1967

“Cô gái cưỡi bò qua sông”, 1967 – Nguyễn Phan Chánh, Màu nước trên lụa, 71.8 x 51.9 cm, Công ty TNHH Mitani Sangyo, © Nguyen Nguyet Tu

. Năm 2009, theo ông Tsutomu Nakamura (chủ nhiệm Dự án Phục chế tranh lụa Nguyễn Phan Chánh) và cô Iwai (Giám đốc Học viện Phục chế nghệ thuật Iwai): 

“Chín bức tranh lụa của ông (họa sĩ Nguyễn Phan Chánh) được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội. Do điều kiện cơ sở vật chất có hạn, những tác phẩm này đã bị trưng bày liên tục suốt 10 năm liền trong phòng triển lãm có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường, dưới độ sáng không điều chỉnh được gồm cả nguồn sáng từ bên ngoài chiếu trực tiếp vào. Thậm chí một vài bức còn có mối mọt trong khung tranh.”

ハノイのベトナム国立美術博物館には彼の作品が9点展示されています。国情にもよりますが、この9点の作品は温湿度が一定しない展示室で外光すら直接差込み照度も調整不能な照明のもと10年間架け替えることもなく展示され続けています。ある作品などは額の中には虫すら住みついている環境です。 (nguồn https://mitani-pcap.jp/npc-cp/)

. Trong Tạp chí mỹ thuật 04/2023, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng có viết: “Tôi từng chứng kiến tranh lụa để trong kho lâu năm khi đưa ra vụn thành một đống, gồm những mảnh có màu nâu và xanh nhạt (đó cũng là tranh của danh họa, nhưng xin phép không nói ra).” (https://tapchimythuat.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhuom-lua-hay-ve-tren-lua/)

. Những tranh lụa đã bị phai màu theo thời gian do việc sử dụng phổ biến chất liệu màu nước

Nguyên nhân

. Khách quan: do khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,…

. Chủ quan: do kỹ thuật vẽ, kỹ thuật bồi biểu, cách bảo quản,…

Đó là những vấn đề của tranh lụa Việt Nam hiện nay. Để giải quyết vấn đề đó, chúng tôi đặt ra câu hỏi: 

  • Vậy làm sao khắc phục được những hạn chế của tranh lụa Việt Nam? 
  • Còn có kỹ thuật nào khác để vẽ tranh lụa hay không?
  • Giới hạn khả năng diễn tả của chất liệu màu nước tới đâu?

Chúng tôi đã tìm thấy câu trả lời thực tế qua quá trình thực hành thể nghiệm vẽ tranh trên lụa theo kỹ thuật của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thực tế ba bức tranh vẽ bằng màu trên lụa của Trung Quốc (“Cung nữ lên dây đàn” của Chu Phưởng, khoảng thế kỷ 8), Nhật Bản (“Bình phong sơn thủy”, được treo trong Thần Hộ tự sáng tác khoảng thế kỷ 12) hay Hàn Quốc ( “Địa Tạng bồ tát đồ” của họa sĩ của Triều đại Goryeo) vẫn còn tồn tại đến ngày nay mà vẫn còn giữ lại được những màu sắc rực rỡ. Thực tế có rất nhiều tác phẩm tranh lụa khác đã bền bỉ vượt qua mốc nghìn năm, lâu hơn khẳng định của người xưa: “Giấy ngàn năm, lụa tám trăm năm” (“Chỉ thiên niên, quyên bát bách”, “纸千年,绢八百”).

Từ đó, chúng tôi tìm hiểu nghệ thuật, kỹ thuật vẽ tranh trên lụa của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để giới thiệu với các bạn trong buổi trò chuyện về “Nghệ thuật và kỹ thuật vẽ tranh lụa phương Đông”.

Thời gian: 18:00 – 20:00, thứ sáu 27.10.2023
Địa điểm : Phòng triển lãm Hội mỹ thuật TP HCM (218A Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP HCM)

Diễn giả:

  • Hoạ sĩ: Nguyễn Minh Quang
    Tiến sĩ Mỹ thuật học, Học viện Mỹ thuật Thượng Hải
  • Họa sĩ: Lê Nguyễn Minh Như
    Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP. HCM

Điều phối:

  • Họa sĩ: Trần Thị Thanh Trà
    Chuyên viên thiết kế và truyền thông

Mọi thông tin về Art talk, xin vui lòng liên hệ:
Mail: [email protected]
Phone: 0775688150 
Web: psychescape.lehana.art